'Chó cắn hạc vua' - vụ án lạ thời vua Tự Đức

Thứ ba - 10/11/2015 23:06

Đây là một điển tích hay về việc xử án của các triều đai ngày xưa mà ngày nay chúng ta vẫn cần phải học tập. Đó là trong việc phân xử, không phân biệt hay thiên vị một ai, chỉ có lẽ phải là luôn được tôn trọng triệt để.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Vua nhà Thanh biếu tặng vua Tự Đức một con hạc loại hiếm. Tự Đức quý lắm, cho đeo trước cổ tấm thẻ bài ghi “Thiên Tử Hạc” (Hạc của vua nuôi).

Thiên Tử Hạc quen hơi người nên được thả trong Vườn Thượng uyển.

Ngày nọ, con Thiên Tử Hạc bay ra khỏi Hoàng cung. Nó lạc vào vườn một thường dân nên bị chó của nhà này cắn chết. Vua Tự Đức thấy mất con hạc mình yêu quý, dày công tốn sức chăm nuôi nên truyền cho thuộc cấp điều tra.

Cấp dưới điều tra biết được việc chó nhà dân cắn chết hạc của vua nuôi nên đã quay về trình báo. Vua Tự Đức thấy hạc quý đã chết nên nổi giận, truyền cho Bộ Hình luận tội. Bộ Hình kết án chủ chó phải tội tử hình và bị tịch thu toàn bộ gia sản.

Việc xử án của Bộ Hình được quan Ngự sử Phạm Đan Quế biết được. Sau khi xem xét các tình tiết, ông xin yết kiến vua và trình lên một bản tấu. Bản tấu ấy như sau:

Hạc bất năng ngôn/ Khuyển vô thức tự

Hạc nhập dân viên/ Khuyển trung vu chủ

Điểu, thú đấu tranh/ U minh hà dự

Khuyển phệ hạc tử/ Tội quy vu chủ

Hạc trắc khuyển tử/ Tường hà luật xử?

Dịch nghĩa:

Hạc chẳng biết nói/ Chó không biết chữ

Hạc vào vườn dân/ Chó trung với chủ

Chim, thú đánh nhau/ Tối sáng không rõ

Chó cắn chết hạc/ Tội quy cho chủ

Hạc mổ chết chó/ Luật xử thế nào?

Nghe xong, vua Tự Đức cấp tốc hạ lệnh hủy bỏ bản án và không bàn đến nữa. Bởi đối với vua Tự Đức, những lời của Phạm Đan Quế không những có tình mà còn rất có lý: Chó và hạc đều là vật, cả hai không biết nói, không biết chữ nên hạc đeo thẻ đề Thiên Tử Hạc chó cũng đâu nhận biết.

Như vậy, chó cắn chết hạc là do cái thói cắn nhau của hai con vật, nên không thể bắt chủ chó thế mạng. Nếu bản án trên thi hành như kết luận của Bộ Hình thì sau này thành án lệ. Chẳng hạn, lỡ có ngày chó hoàng cung cắn chết cầm thú nhà dân hay cắn chết người ta, không biết sẽ nghị án ra sao. Không lẽ phải bắt vua trị tội?

Tuy nhiên, càng nghĩ càng thấy vụ án không hề đơn giản. Bởi trong chế độ phong kiến, ý vua tức là ý trời, không ai dám trái lệnh. Nhưng do ông Phạm Đan Quế nói có tình có lý nên vua Tự Đức đã nghe theo. Và việc Tự Đức nghe theo cũng chứng tỏ vị vua này biết nghe lời can gián của quần thần.

Vụ án “chó cắn hạc vua” cũng đã để lại một điển tích hay về việc xử án của câc triều đại ngày xưa mà ngày nay chúng ta vẫn cần phải học tập. Đó là không phân biệt hay thiên vị một ai trong việc phân xử, chỉ có lẽ phải là luôn phải được tôn trọng triệt để.

(Theo reds.vn)

 


 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Liên kết website
Thống kê
  • Đang truy cập150
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm145
  • Hôm nay16,996
  • Tháng hiện tại649,064
  • Tổng lượt truy cập47,374,172
Đăng ký
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây