Từ khóa 
Tìm kiếm theo 
Tìm theo 

NGÔ ĐỊNH:
Một trong 6 người con "cư biệt quán" của Thanh Quốc Công Ngô Khế, cháu nội Diên Ý Dụ Vương Ngô Từ, Thủy Tổ họ Ngô Lý Trai, xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Do anh là Ngô Nguyên chết sớm, Ngô Định theo một hưu binh tốt bụng vào Nghệ An để nương nhờ vào tự điền của ông nội là Dụ Vương Ngô Từ. Được học hành, sau làm Lý chính, sinh 3 con trai nhưng hai người con đầu thất truyền, chỉ còn người con út là Quang Tâm (có phả chép Cư Tâm).
Tháng 3 năm 2000, có một cuộc họp giữa 3 họ Ngô: Lý Trai, Ngô Quang Hưng Nguyên (hậu duệ Ngô Quang Tổ) và họ Ngô Quang Viêm Tây (Hòa Vang, Đà Nẵng-hậu duệ Ngô Quang Đạt) đã xác định: Ngô Quang Tổ và Ngô Quang Đạt là 2 con trai khuyết danh, thất truyền  của Ngô Định.
Nhưng sau đó các vị trưởng lão và những người có trách nhiệm trong họ Lý Trai đã có ý kiến phản đối bằng văn bản gửi tới BLL họ Ngô Việt Nam. Chúng tôi chưa có căn cứ nào vững chắc để giải quyết vấn đề trên. Ba dòng họ có liên quan nên tiếp tục tìm kiếm tư liệu và ngồi lại với nhau nhiều lần nữa mới mong giải quyết được vấn đề khó nhưng hết sức có ý nghĩa này.

NGÔ TRÍ TRẠCH: Do dạy học có nhiều học trò thành đạt, trong đó có con trai  là Ngô Trí Tri, cháu nội là Ngô Trí Hòa đỗ đại khoa, nên được tặng phong Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu.

NGÔ TRÍ TRI - NGÔ TRÍ HÒA: Ngô Trí Tri  đỗ Tiến sĩ cùng khoa với con trai là Ngô Trí Hòa và học trò là Trịnh Cảnh Thụy trong một khoa thi chỉ lấy đỗ 3 người (Khoa thi năm Nhâm Thìn-1592, do nhà Lê tổ chức ở Thanh Hóa).
Được vua Lê Thế Tông thưởng bảng vàng “Phụ tử đồng khoa” và ban 10 chữ vào cờ vinh quy: “Khoa danh thiên hạ hữu. Phụ tử thế gian vô”. Khi cháu nội là Ngô Sĩ Vinh đỗ Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1646), vua Lê Chân Tông lại tặng thưởng bảng vàng “Tam đại Tiến sĩ”, hiện còn ở nhà thờ Ngô Trí Hòa tại Diễn Kỷ-Diễn Châu. Nhà thờ được xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia
Có một điều kỳ lạ là trải qua bao cuộc chiến tranh, nhất là cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân Mỹ, xung quanh khu vực nhà thờ đầy vết bom đạn, nhưng hai nhà thờ và cây thị cổ thụ hơn 400 năm vẫn còn nguyên vẹn.
Hiện tượng phụ tử đồng khoa Ngô Trí Tri-Ngô Trí Hòa là có một không hai trong lịch sử khoa bảng dưới thời phong kiến ở nước ta. Điều đó đã được nhà phong thủy tài ba người nhà Minh Hoàng Phúc “phán” trước đó 165 năm!
Sau khi thi đỗ, Ngô Trí Hòa được cử làm Hiến sát sứ Sơn Tây, ít lâu được triệu về phủ làm  Đô cấp sự Lại khoa, rồi thăng Hữu thị lang bộ Hình, được dự bàn chính sự ở phủ chúa. Năm 1604 thăng Hữu thị lang bộ Lại, rồi làm Chánh sứ sang nhà Minh. Năm 1608 ông làm khải điều trần 6 việc nhằm làm cho quốc thái dân an. Triết Vương Trịnh Tùng khen và chấp nhận. Năm 1623, nhân Trịnh Tùng ốm nặng, xảy nội biến Trịnh Xuân, Ngô Trí Hòa được cả hai công truy tùy và tấn phát (bảo vệ chúa và đánh đuổi quân Mạc ra khỏi Thăng Long). Đươc phong công thần bốn chữ (Hiệp mưu, Dực vận; tối đa là 8 chữ). Năm 62 tuổi (1625), ông mất được tặng tước Xuân Quận công. Về sau lục phong “Dữ quốc đồng hưu” cho con cháu.

(4)  NGÔ SĨ VINH:  Là con trai thứ 2 trong 3 con trai của Ngô Trí Hòa, được tập ấm ra làm quan trước khi thi đỗ đại khoa vào năm 1646, khi ấy đã 56 tuổi. Cũng năm này, ông được cử làm Đốc đồng đạo quân do Trịnh Lãm (con Trịnh Tùng) thống lĩnh, đưa 300 chiến thuyền vượt biển sang Quảng Đông. Ý đồ của chúa Trịnh Tráng là tranh thủ lúc nhà Minh suy yếu sắp bị nhà Thanh tiêu diệt, để giành lại ít đất đai cũ. Quân ta đến nơi gặp lúc quân Thanh đang bị quân của viên đại thần triều Nam Minh là Cù Thức Tự đánh bật khỏi Quế Lâm. Nhờ sự giúp sức của quân Nam mà quân Thanh đánh chiếm lại được thành Quế Lâm.
Sau khi nhà Thanh toàn thắng, Thanh Thế Tổ sai Đốc học Hứa Khải Mông sang tặng thơ, trướng tạ ơn, lại phong Ngô Sỹ Vinh Lưỡng quốc công thần. Họ Ngô ta lại có thêm sắc Tàu!
Năm 1655, ông làm Đốc đồng trong đạo quân do Trịnh Toàn thống lĩnh vào đánh quân chúa Nguyễn, thu lại 7 huyện phía Nam sông Lam. Hai năm sau, Trịnh Tráng mất, Trịnh Tạc lên thay, liền triệu Trịnh Toàn về hặc tội không về chịu tang cha, bắt giam vào ngục cho chết. Thấy vậy, ông dâng sớ minh oan cho Trịnh Toàn, Trịnh Tạc không nghe, tước hết quan tước của ông. Khi ông mất, mới được tặng tả thị lang, Lý Hải hầu.

CNKBVN chép các con của ông đều sống tại Thịnh Liệt là sai; chỉ có người con út Ngô Học Chi sống ở đó mà thôi.

Qua lược phả đồ ta nhận thấy, họ Ngô Lý Trai lâu đời, đa đinh, phân tán khắp nơi trong tỉnh Nghệ An, nên chưa có điều kiện tìm hiểu để biên soạn thành bản phả chung.

CÁC HỌ PHÂN CHI TỪ DÒNG LÝ TRAI

  1. Làng Sét - Thịnh Liệt - Thanh Trì - Hà Nội: Ngô Học Chi, đời 29.
  2. Diễn Hoa - Diễn Châu - Nghệ An: Ngô Trí Tri, đời 26.
  3. Diễn Kim - Diễn Châu - Nghệ An: Ngô Sỹ Thắng, đời 29.
  4. Diễn Kỷ - Diễn Châu: Ngô Định, thủy tổ họ Lý Trai, đời 22.
  5. Diễn Lâm - Diễn Châu - Nghệ An: Đồng Sáu, đời 29.
  6. Diễn Nguyên - Diễn Châu - Nghệ An: Ngô Trí Trung, đời 27.
  7. Diễn Tháp - Diễn Châu - Nghệ An: Ngô Chiêm Phái, đời 29.
  8. Diễn Xuân - Diễn Châu - Nghệ An: Ngô Sĩ Nhơn, đời 29.
  9. Diễn Xuân - Diễn Châu - Nghệ An: Ngô Trí Thiện, đời 30.
  10. Diễn Xuân - Diễn Châu - Nghệ An: Ngô Trí Thơn, đời 30.
  11. Đa Văn - Xuân Sơn - Đô Lương-NA: Ngô Hưng Giáo, đời 30.
  12. Kim Lung - Quỳnh Lưu - Nghệ An: Bảy Tảo, đời 29.
  13. Eo Đế - Nghĩa Đồng - Tân Kỳ - Nghệ An:  Ngô Sĩ Siêu, đời 37.
  14. Lượng Thành - Yên Thành - Nghệ An: Ngô Sĩ Huyền, đời 29
  15. 15.  Nhân Thành - Viên Thành - Yên Thành - NA: Ngô Sĩ Chất, đời 31.
  16. 16.  Anh Sơn. Thuỷ tổ Ngô Sĩ Chỉ, đời 29.
  17. 17.Cồn Cao (?): Ngô Thế Trụ, đời 32. 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây