Từ khóa 
Tìm kiếm theo 
Tìm theo 

Gia phả của họ Đại Thành cho biết, Thủy tổ Ngô Công Vinh chạy từ Thọ Xuân, Thanh Hóa ra từ thế kỷ thứ 15, vậy mà cho tới nay mới có 14 thế hệ là điều khó chấp nhận. Căn cứ năm đỗ Tiến sĩ của Ngô Trang tức Ngô Công Toàn, có thể suy đoán, cụ thủy tổ Ngô Công Vinh chạy ra Bắc là vào cuộc biến loạn thời Nghi Dân (1459), như trường hợp thủy tổ họ Ngô Lạc Nghiệp, cũng tức là vào thời “lục nam cư biệt quán” của Thanh Quốc công Ngô Khế. Với những họ cùng chạy khỏi quê hương Thanh Hóa để tránh loạn thời ấy đều đã có trên 20 đời, vậy mà họ Đại Thành mới có 14 đời là quá ít, thiếu khoảng 5 - 6 đời.  Giả định Ngô Trang đỗ Tiến sĩ lúc 28 tuổi, tức sinh khoảng năm 1510, thế thì từ cụ Ngô Trang đến nay (2010) cũng đã 18 đời. Các tính như sau: Lấy khoảng thời gian từ năm sinh giả định 1510 đến năm 2010 chia cho tốc độ sinh dọc 28 sẽ được số đời là 18 [ (2010 - 1510)/28].
Môt vấn đề được đặt  ra là vì sao lại thiếu đời?
Theo chúng tôi thì không phải phả chép thiếu mà do người dịch phả hiểu sai vì không am hiểu cách chép phả của các cụ, thành thử cha con biến thành anh em. Cụ thể trong trường hợp này thì 5 người được coi là con ngài Thủy tổ là không đúng mà đó là 5 thế hệ, tức là: cụ Vinh sinh Cụ Thực, cụ Thực sinh cụ Hào, cụ Hào sinh cụ Toàn, cụ Toàn sinh cụ Hậu, cụ Hậu sinh cụ Tiên, cụ Tiên sinh 3 con như trên lược phả đồ.
Tôi không có phả chữ Hán của họ Đại Thành, nhưng lại có phả chữ Hán của họ Cẩm Bào (họ Ngô có Di tích Lăng đá Bầu). Cả họ Cẩm Bào cũng như họ Đại Thành đều nhờ Bảo tàng Bắc Giang dịch giúp gia phả và do vậy cũng đều bị mất đời do biến cha - con thành anh - em.
Xét đoạn phả trên: cụ Vinh sinh cụ Thực, cụ Thực sinh cụ Hào, cụ Hào sinh cụ Toàn... Để tránh lặp lại các chữ “cụ Thực”, “cụ Hào” ở chỗ chữ được tô đậm thì các cụ ta dùng dấu “nháy kép”. Người dịch gia phả đã không hiểu nguyên tắc này, nên dẫn đến sai lầm rất tai hại.
Với niên biểu giả định trên kia, kiểm tra lại các điều phả viết thì thấy hoàn toàn phù hợp: Cụ Ngô Công Hào làm quan Thị lang nhà Lê (tòng tam phẩm), tức nhà Lê Sơ trước khi bị nhà Mạc cướp ngôi vào năm 1527, lúc đó cụ Hào 45 tuổi là hợp lý. Cụ Tiến sĩ Ngô Công Toàn với năm sinh giả định 1510, lúc cụ chạy theo nhà Mạc lên Cao Bằng vào sau năm 1592 là lúc cụ qua tuổi 80 cũng có thể chấp nhận được.
Tóm lại, những điều phân tích bằng những con số “lạnh lùng” ở trên không dẫn đến một sự phi lý nào, nghĩa là nó “phi mâu thuẫn”, thế thì những phân tích trên là chấp nhận được. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin mạo muội cho rằng đoạn sau bản Gia phả của chi họ Đại Thành cũng còn những vấn đề khác chưa hợp lý, nên số đời vẫn còn thiếu. Cần tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn.
Một câu hỏi nữa dược đặt ra là thủy tổ Ngô Công Vinh con cháu ai? Thủy tổ của chi họ chạy từ Thọ Xuân, là địa bàn cư trú của Thận Quận công Ngô Khiêm, nên họ Đại Thành có thể thuộc dòng này. Đó chỉ là sự suy đoán coi như một định hướng để nghiên cứu.
Khi trao đổi với ông trưởng tộc và một số thành viên của chi họ Đại Thành nhân dịp Khánh thành Lăng Đá Bầu tại xã Cẩm Bào huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang vào ngày 21-01-2014, các vị đều thống nhất với những phân tích có căn cứ khoa học như trên của chúng tôi.
Phả đồ được lập theo “Việt Nam Gia phả”, do ông Ngô Đức Cường đưa lên mạng. Email: ngocuong1960 @yahoo.com
Có thể bản thân Gia phả của chi họ, nhưng cũng có thể khi biên tập đưa lên mạng có một số sai sót, chúng tôi vừa dựng phả đồ vừa suy luận, nên  có thể không được chuẩn xác.

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây