Từ khóa 
Tìm kiếm theo 
Tìm theo 

Phả đồ được lập dựa vào bản phả do ông Ngô Xuân Lương (đời 8) biên soạn năm 2003. Ông cho biết, thời Cảnh Hưng nhà Lê (1740 -1786) ở phủ Đan Phượng, trấn Sơn Nam Thượng, có một người rất giỏi nghề canh nông là Ngô Quí Cao (hay Ngô Quí Cương), được triều đình bổ nhiệm về giữ chức quan canh nông ở phủ Nam Xang thuộc trấn Sơn Nam Hạ. Không rõ Ngô Đăng Chiêu là con hay cháu cụ Ngô Quí Cao...

Có lẽ, vì là tương truyền nên không được chính xác. Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ được gọi là trấn là vào thời Tây Sơn, còn trước là lộ. Cũng vậy, Đan Phượng, Nam Xang, cũng chỉ là huyện, chứ chưa bao giờ là phủ. Tên huyện Nam Xang xuất hiện từ thời Lê Trung hưng, khi lập tỉnh Hà Nội vào năm Minh Mạng 12 (1831), thì huyện Nam Xang thuộc phủ Lý Nhân. Đến năm 1890, khi thành lập tỉnh Hà Nam, thì không còn tên huyện Nam Xang nữa. Vậy theo tương truyền trên thì cụ Ngô Quí Cao chỉ đến đây vào thời Tây Sơn - Gia Long?  Từ Thủy tổ đến nay mới có 10 đời.

Khảo cứu: Họ Phạm Ngô, thủy tổ Ngô Phúc An, nay xác định là thuộc dòng Hán Quốc công Ngô Lan. Tằng tôn Ngô Phúc An là Ngô Đăng Sỹ “hầu hạ Dương Vương (Trịnh Tạc) lúc còn tiềm để” (Trịnh Tạc ở ngôi chúa từ 1657 đến 1682).  Ngô Đăng Sỹ có 10 bà vợ, 17 người con, trong đó có 6 con trai do 6 bà vợ sinh ra. Người con cả Ngô Đăng Châu (con bà vợ thứ 2), tồn nghi con cháu ngày nay là họ Ngô - Cụ Thôn, xã Hà Phú, huyện Hà Trung, Thanh Hoá, đến nay 13 đời. Người con trai thứ 4 do bà vợ thứ 6 sinh ra là Ngô Đăng Lý về sau đổi Phạm Ngô Lý, đến nay 10 đời. Người con trai thứ 6 (út) do bà vợ thứ 10, họ Lê sinh ra là Ngô Đăng Chiêu, thất truyền.
Thủy tổ của chi họ Đỗ Ngoại cũng có tên huý Ngô Đăng Chiêu, cũng có 10 đời. Không rõ đó chỉ là những trùng hợp ngẫu nhiên hay hai người đó là một?
Nay tạm xếp họ Ngô Đỗ Ngoại là hậu duệ Hán Quốc công Ngô Lan coi như một định hướng nghiên cứu.

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây