Chêm ngưỡng vẻ đẹp của những loài gà rừng

Thứ tư - 23/01/2019 19:02

Các loài Gà rừng ở Việt Nam được xếp vào họ Trĩ gồm các loài chim phân bố rộng trên thế giới, kích thước cỡ trung bình, số loài có cỡ lớn, bé rất ít.
 
b


Đặc điểm bên ngoài của họ Trĩ thường sống trên mặt đất. Chân chắc, đầu không lớn, mỏ ngắn, khoẻ và hơi cong. Cổ ngắn nhắm thích nghi với điểu kiện kiếm ăn trên mặt đất và các bụi thấp. Cánh ngắn và rộng giúp cho chúng bốc nhanh lên khỏi mặt đất để tránh khỏi sự săn đuổi của kẻ thù tự nhiên. Gà sống ở nhiều các sinh cảnh khác nhau như: rừng rậm, savan, thung lũng. Gà trống không những lớn hơn gà mái mà còn có bộ lông hết sức sặc sỡ nhằm thu hút bạn tình. Bộ lông của họ Trĩ dày, cứng, thân lông phụ thường khá phát triển. Hầu hết các loài thuộc họ này làm tổ trên mặt đất. Tổ rất đơn giản thường là một đám lá khô hay hõm đất nông. Mỗi năm đẻ 1 lứa mỗi lứa đẻ từ 5 đến 15 trứng. Thức ăn chính của chúng là các loài hạt, quả, củ và côn trùng trên mặt đất. Chim non mới nở thường ăn động vật khi lớn thay thế bằng thức vật. Các loài Gà ở Việt Nam được ghi nhận khoảng 22 loài.

Dưới đây là một số loài gà rực rỡ sắc màu ở Việt Nam.
 
1. Gà lôi trắng Lophura nycthemera
Nơi ở thích hợp là trong rừng thường xanh ở dạng nguyên sinh và thứ sinh có độ cao từ 500m trở lên. Đã gặp chúng ở độ cao từ 500 - 1000m và trên các đỉnh núi cao từ 1200 - 1800m. Kiếm ăn trên mặt đất và ban đên ngủ trên cây. Gặp chim đực khoe mẽ vào đầu tháng 2.

 
b
Gà lôi trắng Lophura nycthemera - Ảnh: Phùng mỹ Trung

 
2. Gà rừng Gallus gallus
Chim lớn, cánh dài 200 - 250mm, nặng 1 - 1,5kg. Chim đực có lông đầu, cổ màu đỏ da cam, lưng và cánh đỏ thẫm, ngực bụng và đuôi đen. Chim mái nhỏ thua chim đực và toàn thân màu nâu xỉn. Mắt nâu hay vàng cam. Mỏ nâu sừng hoặc xám chì. Mỏ thịt đỏ. Chân xám nhạt. Gà rừng sống định cư và ở trong nhiều kiểu rừng. Sinh cảnh thích hợp là rừng thứ sinh gần nương rẫy hay rừng gỗ pha giang, nứa. Sống đàn hoạt động vào 2 thời điểm trong ngày: sáng sớm và xế chiều. Buổi tối gà tìm đến những cây cao dưới 5m có tán lớn để ngủ. Gà thích ngủ trong các bụi giang, nứa, có nhiều cây đổ ngang.

 
n
 Gà rừng Gallus gallus - Ảnh: Tăng a Pẩu 

           
3. Gà lôi hông tía Lophura diardi
Chim đực trưởng thành mào dài (70 - 90mm), thường dựng đứng, có màu đen lam ánh thép. Đầu, cằm, họng màu đen. Phần dưới lưng màu vàng kim loại. Hông và trên đuôi màu lam ánh thép và đỏ tía. Phần còn lại của bộ lông nhìn chung có màu lam. Chim cái trưởng thành không có mào nhưng lông ở đỉnh đầu dài hơn. Đuôi thẳng và tròn. Bộ lông nhìn chung có màu nâu, ở bụng có hình vảy trắng nhạt. Mặt đỏ nâu. Da mặt và chân màu đỏ. Thường gặp trong các loại rừng khác nhau và chỗ cây bụi, kể cả nơi trống trải, dọc đường đi. Độ cao vùng phân bố khoảng dưới 750m. Đi lẻ hoặc đàn nhỏ và chỉ phân bố từ các tỉnh từ Hà Tĩnh trở vào miền Nam. Đây là loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.

 
n
Gà lôi hông tía Lophura diardi - Ảnh: Phùng mỹ Trung 


4. Gà lôi vằn Lophura nycthemera annamensis
Mào dài, cằm, họng, toàn thể mặt bụng màu đen Một đặt điểm dể thấy là một dải, rộng màu trắng chạy dọc theo hai bên cổ. Nhữnglông dài ở ngực và sườn trắng lẫn đen. Mặt lưng có những vân đen mảnh xen kẽ với vân trắng, mỗi một lông có khoảng 6 tới 7 vân trắng hẹp. Cánh màu đen với một vài vân trắng; đuôi màu đen có nhiều vân trắng hẹp. Mắt màu nâu da cam hay vàng. Mỏ đen hoặc màu xám sừng. Da quanh mắt màu đỏ tươi, Chân đỏ tía. Loài gà lôi này phân bố ở các rừng Nam Trung bộ, cao nguyên Lâm viên phía Bắc Plâycu và Phần đông Bắc Nam bộ. Đây là loài chim đặc hữu của nước ta.

 
b
Gà lôi vằn Lophura nycthemera annamensis - Ảnh: Phùng mỹ Trung


5. Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi
Chim đực trưởng thành nhìn chung có màu xanh lam thẫm. Mào lông ở trên đỉnh đầu màu trắng. Lông ở lưng, cánh, bao cánh và đuôi đen với mép lông màu lam ánh thép. Đôi lông đuôi ở giữa nhọn, ngắn dần ở các đôi tiếp theo. Da mặt đỏ tía, tạo thành thuỷ nhỏ ở hai bên trán. Mắt màu đỏ da cam. Mỏ lục vàng nhạt hay màu sừng. Chân đỏ tía. Lần đầu tiên được phát hiện trên vùng rừng rậm quanh núi đá vôi giữa tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị của miền Trung bộ của Việt Nam trên độ cao 50 - 200m của rừng thứ sinh. Đây là loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.

 
b
Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi - Ảnh: Phùng mỹ Trung
 
6. Gà lôi tía Tragopan temminckii - ảnh: Dick Daniels
Chim đực trưởng thành nhìn chung bộ lông có nhiều màu sắc đẹp như: đỏ lửa, đỏ nâu và nâu lẫn đen. Hầu hết ở giữa các lông đều có các vệt xám xanh da trời rộng. Mắt nâu, mỏ đen, da quanh mắt xanh da trời. Yếm màu xanh da trời có chấm đỏ. Chân hồng. Chim đực non 1 năm tuổi giống chim cái nhưng kích thước hơi lớn hơn. Chim cái có vệt đen hung và trắng, nhìn thô hơn so với chim đực. Da quanh mắt có màu hơi xanh lam. Việt Nam: Chỉ gặp ở Lào Cai (Gần Sapa, trên độ cao 2000 - 3000m). Loài đặc hữu VN vả đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam
 
n
Gà lôi tía Tragopan temminckii - Ảnh: Dick Daniels  

           
Phùng Mỹ Trung 
Theo vncreatures.net
 Từ khóa: gà rừng, chim Trĩ, Gà lôi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết website
Thống kê
  • Đang truy cập114
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm110
  • Hôm nay28,349
  • Tháng hiện tại750,770
  • Tổng lượt truy cập40,587,932
Đăng ký
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây