Từ khóa 
Tìm kiếm theo 
Tìm theo 

NGÔ TRỌNG TÚC - Thủy tổ họ Phú Khê quê vùng Sơn Tây chạy lên Cẩm Khê cùng hai người anh em họ Nguyễn là Nguyễn Tiến Túc (nay là họ Nguyễn Hữu - Phú Khê) và Nguyễn Mậu Đước (Thượng Long, Yên Lập) vào đầu thế kỷ XVIII. Cho đến ngày nay họ Nguyễn Hữu và họ Ngô Trọng vẫn giữ tình anh em; nhưng chưa rõ 3 ông có quan hệ huyết thống với nhau hay không.

NGÔ TRỌNG ĐÔN, đích tôn của Thủy tổ Ngô Trọng Túc chỉ trong một ngày 16 tháng 2 Quí Mão Cảnh Hưng 44 (1783) đã nhận được liền 2 sắc phong: Buổi sáng là Bách hộ; buổi chiều là Thiên hộ. Con cháu hiện còn chưa rõ công trạng của cụ. Tờ sắc cho biết: Cụ Ngô Trọng Đôn do phụng sự Tự Vương có công nên được cấp liền 2 sắc phong trong một ngày. Tự Vương là Trịnh Tông. Năm 1779, Trịnh Tông được lập để nối ngôi chúa, nhưng năm sau bị truất (lịch sử gọi là vụ Canh Tý) để lập Trịnh Cán. Đến năm 1782, khi Trịnh Sâm chết, Trịnh Cán nối ngôi chúa được hơn một tháng thì bị Trịnh Tông dùng Kiêu binh lật đổ giành lấy ngôi.
Vậy là cụ Ngô Trọng Đôn có công trong vụ phế lập đó nên được liền 2 sắc phong trong một ngày như đã nói trên. Không chỉ có cụ Ngô Trọng Đôn được trọng thưởng mà đám Kiêu binh có công đều được trọng thưởng, như cụ Ngô Văn Cảnh thủy tổ họ Ngô Lý Yên xã Định Tường huyện Yên Định, Thanh Hóa.

NGÔ TRỌNG HIỂN (đời 5) Có con gái đầu Ngô Thị Đoàn lấy ông Ngô Trọng Bống, người họ Ngô khác, rồi xin nhập họ. Mặc dù là trưởng nhưng do là con rể nên con cháu vẫn không được quyền làm trưởng tộc. Trách nhiệm và nghĩa vụ ấy thuộc về con cháu cụ Ngô Trọng Nghĩa.

Ông Ngô Trọng Mỹ (đời 12) là người đã chỉ huy việc xây dựng Lăng Hán Quốc công Ngô Lan ở Đồng Phang - Định Hòa - Yên Định - Thanh Hóa. Chẳng những ông không nhận tiền công mà còn đóng góp kinh phí cho việc xây dựng công trình tâm linh có ý nghĩa lớn lao này. Ông hiện là Phó Chủ tịch HĐNT tỉnh Phú Thọ.

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây