Từ khóa 
Tìm kiếm theo 
Tìm theo 

Tên của vị Thủy tổ của dòng họ trong bản sao lần trước là Nguyễn Huyền Chính, nhưng trong bản sao lần sau là Huyền Ngọc, không rõ tên nào đúng.  Chúng tôi lấy tên Huyền Chính, vì lần đầu gặp tôi vào năm 2003, trưởng tộc Ngô Văn Bạt đã nói đến tên này.
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi được trình bày chi tiết trong Kể chuyện nối thời gian (tr.147-152), thì Ngô Huyền Chính là hậu duệ của  Bảng  nhãn  Ngô  Hoán, người làng Thượng Đáp huyện Thanh Lâm phủ Nam Sách, nay thuộc xã Nam Hồng huyện Nam Sách, Hải Dương.

NGÔ HỮU BỐN: Trong bài khảo cứu đã in trong Kể chuyện nối thời gian như đã nêu trên thì Ngô Hữu Bốn được xếp là anh Ngô Hữu Hạnh, điều đó là sai. Lược đồ lần này sửa lại: Ngô Hữu Bốn là con Ngô Hữu Hạnh.
Theo sự kể lại của ông Ngô Ngọc Lung, người trong họ thì  cái sai đó đã gây ra một sự phản ứng gay gắt. Có một cánh họ dọa: Nếu giải quyết không thỏa đáng vấn đề này, thì họ sẽ xin ra khỏi họ!
Kể phản ứng như thế cũng là quá đáng.
Chúng tôi xin có đôi lời về nhận xét trên: Bản phả của chi họ không biết do ai soạn, được viết vào một bảng gỗ năm 1932, treo ở từ đường. Trong họ không ai biết chữ Hán, nên họ tộc đã phải khiêng bảng gỗ đó đến chùa làng để nhờ nhà sư sao chép và dịch ra Việt ngữ. Do người biên soạn bản phả trình độ có hạn: Viết như chỉ để cho mình đọc, còn với người khác thì là cả một sự “đánh đố”, nên dù đã sao chép, phiên âm dịch nghĩa, cũng không thể định được hàng trong họ.

Tháng 10/2003 và tháng 11 năm ấy chúng tôi về Chi Các, trưởng tộc Ngô Văn Bạt cho chúng tôi mượn các tài liệu do nhà chùa làm giúp để phô tô (4 tờ Ao). Tôi đã mất cả tháng trời mới dựng được phả đồ và gửi cho chi họ kèm theo đề nghị là họ căn cứ vào vai vế thực tế trong họ mà thẩm định xem có chỗ nào sai không? Chi họ đã tổ chức một cuộc họp gồm các trưởng chi, trưởng cành cùng các bậc cao niên trong họ để trao đổi và đã trả lời chúng tôi bằng văn bản: “..  Qua thảo luận, chúng tôi thấy rất chi tiết và hoàn chỉnh. Bảy chi của họ chúng tôi rất rành mạch, không có sự lẫn lộn như trước đây chúng tôi nhờ người dịch”. Vì vậy phả đồ của họ Chi Các được in vào sách như đã nói trên từ đầu năm 2007.

Có lẽ căn cứ vào quan hệ thực tế, một số người đã phát hiện ra sai sót trong quan hệ giữa Hữu Bốn và Hữu Hạnh. Để giúp làm sáng tỏ vấn đề, họ đã tự bỏ tiền thuê người sao chép và biên dịch lại bảng phả, ngoài ra còn kiến nghi với trưởng tộc cho mang bảng phả đến Bảo tàng tỉnh nhờ thẩm định (không biết có thực hiện không).

Bản sao mới có cả phần chuyển âm, được ông Ngô Ngọc Lung mang lên Hà Nội xin tôi cho ý kiến.

Tuy không được đối chiếu bản sao với bản gốc, nhưng tôi cảm nhận là bản sao lần này về cơ bản giống bản chính hơn bản sao lần trước.  Chúng tôi thừa nhận là mình đã sai khi đặt Hữu Bốn là anh Hữu Hạnh và   đã có văn bản tới chi họ. Gần một năm đã qua, chưa thấy chi họ có ý kiến phản hồi! Mãi gần đây cụ Ngô Văn Tắc và ông Ngô Ngọc Lung đại diện cho chi họ lên gặp tôi xác nhận sự chuẩn xác của toàn bộ phả đồ họ Ngô Chi Các và cảm ơn sự giúp đỡ của chúng tôi.

Để tránh những phiền phức có thể sẽ nảy sinh sau này, những vị tiên tổ nào trong phần chuyển âm giữa chi họ và chúng tôi có khác nhau, chúng tôi đều chép kèm chữ Hán (cũng cần lưu ý rằng, một số chữ sao chép không đúng, không thống nhất trước sau).

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây